Thứ Tư, 20 tháng 10, 2010

NGẪU HỨNG
Lang thang 1 chiếc thuyền tình (hình như ăn cắp của ai đó)
Lang thang đâu đó bực mình với ông
Lang thang cùng các hư không
Lang thang cũng biết thuyền rồng hư vô
Lang thang chẳng giống chổ mô
Lang thang nhưng chẳng hồ đồ như ai
Lang thang chưa mỏi hai vai
Lang thang cười mãi cái cười lang thang

Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2010

Tẩu hỏa nhập ma với Ba Tây xứ lạ


Lâu lâu đi cà tưng trên mạng thấy mấy cái từ đọc và nghe thì rất giống Việt Nam mà lại như hổng phải tiếng Việt. Zí dụ như: Á Căn Đình, Hy Mã Lạp Sơn, Hạ Uy Di, Nam Dương... Đó là chưa kể một đống địa danh quen thuộc như: Đan Mạch, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Nauy...
*** Tên người thì có mấy cha: Lư Thoa, Mạnh Đức Tư Cưu, Bội Côn...
*** Trong khi đó chỉ cái thủ phủ LHASA ngày nay (Ảnh) ở tuốt Tây Tạng thì có thể gọi là Lã sà, Lạp tát, Llasa... sao sao? hổng hiểu

Không còn ngày nghỉ

Kể từ tháng 7.2010 cho đến 2 năm sau tui cảm thấy khốn khổ, khốn nạn cái thân vì không có ngày nào là ngày nghỉ. Cái sự nhiêu khê này do mình tự nguyện, tự giác chứ không do ai ép buộc mới khùng ấy chứ.

Nguyên nhân là đầu năm 2009, thấy có tuyển sinh cao học mà dạy dỗ ngay nơi mình đang cư trú, sướng quá, một phát đăng ký đi thi luôn, thiên hạ đi thi run như cầy sấy, sợ rớt như sung rụng, bản thân mình thi cho zui, rớt đậu không quan trọng. Ôn tập để thi giống như đi coi hát bóng, thi 3 môn mà ôn chỉ 1 môn chưa được vài ngày, thi rớt là cái chắc.

Thế mà khốn nạn, khốn khổ thế nào đứa rớt không phải là thằng tui. Zậy mới mệt, hổng lẽ đậu rồi hổng học. Ừ thì học, tốn tiền, tốn thời gian, tốn đủ thứ... Bù lại có 1 mớ kiến thức mà trước đây ngu lâu, hổng biết.

Nhưng khốn nạn nhất là muốn bảo vệ luận văn để trở thành 1 thằng thạc xỉ... xỉ thì ít nhất phải có 450 điểm TOEFL hoặc tương đơng hoặc bằng đại học ngoại ngữ... Má ơi, chết tui.

Lỡ đi tới rồi, tốn một mớ tiền của, thời gian rồi nên không có đường lui. Zậy thì chơi luôn. Học TOEFL hai IELTS gì gì đó tốn tiền quá. Thôi đành học cái băng 2 ngoại ngữ cho chắc. Mà zậy thì hai năm nữa mới tốt nghiệp đại học quại qữ mới được bảo vệ luận zen.

Bởi zậy, từ giờ cho đến 2 năm nữa tui hổng có ngày nghỉ pà con ơi

Chủ Nhật, 11 tháng 7, 2010

Gmail cho phép chữ ký Rich-Text


Trước đây Gmail chỉ cho phép chèn chữ ký dạng Text thông thường vào cuối nội dung email. Nhưng từ trung tuần tháng 7/2010 người dùng được quyền chèn chữ ký dạng Rich-Text, không chỉ ký tự mà có cả hình đại diện. Cách thực hiện như sau:
+ Đăng nhập vào địa chỉ email
+ Dòng trên cùng bấm chọn Settings
+ Cửa sổ Settings xuất hiện
+ Tính từ trên xuống thì việc quy định chữ ký ở mục thứ chín (Signature)
+ Trong khung Signature gõ vào nội dung của chữ ký ví dụ như tên của bạn. Kế tiếp đưa hình đại diện vào bằng cách bấm nút Insert Image. Khung Add an Image xuất hiện, gõ địa chỉ URL của hình muốn chèn, nếu địa chỉ hợp lệ sẽ xuất hiện hình ở phần bên dưới. Bấm OK để trở lại cửa sổ Settings
+ Kéo xuống phần dưới cùng của cửa sổ, bấm Save Changes để hoàn thành.
+ Từ đó về sau mỗi khi mở phần soạn thảo email thì ngay phía dưới là chữ ký dạng Rich-Text đã có sẵn.

Thứ Bảy, 13 tháng 2, 2010

Cuối năm

Ngày còn có 1 nhà thuốc, buôn bán, sao mà khó thế, kiếm được đồng tiền không hề dễ, chìu lụy đủ bề. Bán buôn chân chính là thế.
Quyết định dẹp bỏ hết để chuyển qua làm nhân viên ăn lương thế mà khỏe.
Không lo thiếu hàng hóa, không lo thu nợ và trả nợ, không lo... trốn thuế...
Đúng là phi thương bất phú, nhưng gian thương thì mới giàu chứ trong giai đoạn hiện nay làm thằng thương gia mệt bỏ mẹ.
Tự an ủi theo tinh thần AQ: Mỗi tháng tại Việt Nam cố gắng kiếm 1000 USD bằng mồ hôi, xương máu thế là giỏi.

Thứ Năm, 11 tháng 2, 2010

Năm con cọp

Tôi là thằng ham ăn nhậu nên năm con cọp nhớ la de con cọp hồi nẳm
Còn vài ngày nữa là đến năm con cọp, điều lý thú nhất là tôi đang gõ phím cập nhật blog và uống bia con cọp.
Ai nuốn biết bia con cọp là cái quái chi thì đọc ở đây

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2010

ĐI QUA TƯỜNG LỬA ĐỂ VÀO BLOG CỦA TÔI!!!

QUÁI GỞ.
Tôi phải dùng công cụ vượt tường lửa để vào cái Blog của tôi là thế nào???
Máy thằng ngu nào rảnh thế

Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2010

Con mẹ nó

Thực lòng không hiểu thằng cha Vi Tiểu Bảo chửi thế nào? Nhưng, tui thích chửi: Con mẹ nó

1001 Pi


1001 chuyện về con số pi

Khi nói đến hình tròn người ta thường nhớ về con số pi. Số pi.gif là tên của chữ thứ 16 trong mẫu tự Hy lạp. Nó được định nghĩa như một hằng số, là tỷ số giữa chu vi vòng tròn với đường kính của nó.

Tuy nhiên cần phân biệt trong hệ thống số của Hy lạp thì pi có giá trị bằng 80, còn trong việc tính toán đối với hình tròn thì pi là một số vô tỷ có giá trị gần đúng là 3, 142592653589793238462643383279....

***Đôi dòng lịch sử con số pi

Số pi đã được người cổ Ai Cập và Babylon từng biết đến nhưng không chính xác như ngày nay. Ví dụ như người Ai Cập cổ thì tính rằng pi = 25/8 = 3,125 hoặc căn bậc hai của 10 bằng 3,126.

Đến đầu thế kỷ thứ XX thì người ta phát hiện những bằng chứng có niên đại khoảng năm 1650 trước Công nguyên khi tính được con số pi với công thức 4 cross (8/9)2 = 3.16.

Lý thuyết tính toán đầu tiên trên thế giới được viết nên bởi Archimed. Ông ta đã tính gần đúng với công thức 223/71 < π < 22/7

Trung Quốc, đến thời Đông Hán, Trương Hạnh (Zhang Heng, 78 - 139) cho rằng π là căn bậc 2 của 10. Thời Ngụy Tấn (khoảng năm 263), nhà toán học Lưu Huy (Liu Hui) đã chỉ ra rằng "chu tam kinh nhất" chỉ là tỉ lệ chu vi của hình lục giác đều nội tiếp và đường kính của đường tròn. Về sau, khi dùng phương pháp cát tuyến, ông đã tính được chu vi của hình 3072 cạnh nội tiếp, ống tính ra được giá trị của π là 3,1416.

Đến thời Nam Bắc triều, khoảng năm 480, nhà khoa học Tổ Xung Chi (Zu Chongzhi, 429 - 500) tìm ra số π = 355/113 <=> 3,1415926 < π <>

Ký hiệu π được William Jone dùng lần đầu tiên vào năm 1706.

***Kỷ lục về con số pi

Chính vì pi được tính toán là một con số gần đúng cho nên dãy số lẻ sau dấu phẩy là bất tận. Cũng vì vậy mà các kỷ lục về tính toán con số pi liên tục được xác lập, đặc biệt là với khả năng xử lý mạnh mẽ của máy tính ngày nay.

Năm 1609 Ludolph von Ceulen nhờ phương pháp của Archimède, đã tính được con số Pi với 34 số lẻ mà người ta đã khắc số này trên mộ bia của ông.

Năm 1949, nhờ máy tính thế hệ đầu con số lẻ thứ 2000 được xác định

Đến cuối thế kỷ thứ XX, người ta đã tính được pi với độ chính xác đến con số thứ 200 tỷ.

Ngày 11.09.2000, pi được xác định con số lẻ thứ một triệu tỷ và đó là con số không.

Tháng 8.2009, con số lẻ thứ 2,6 tỷ tỷ của pi được tính toán bởi Daisuke Takahashi tại đại học Tsukuba, Nhật Bản. Mất 29 giờ để có kết quả này. Nhưng, điều đáng chú ý là Daisuke Takahashi sử dụng siêu máy tính mạnh hơn máy tính để bàn 2.000 lần để thực hiện tính toán.

Theo Telegarph thì mới đây nhất nhà khoa học máy tính người Pháp là Fabrice Bellard đã phá kỷ lục của Daisuke Takahashi khi tính chính xác đến con số lẻ thứ 2,7 tỷ tỷ của số pi. Mất đến 131 ngày để tính toán. Nhưng, kết quả này cực kỳ ấn tượng vì Fabrice Bellard chỉ dùng máy tính để bàn thông thường xử lý số liệu chứ không phải siêu máy tính như nhà khoa học người Nhật.

Đạt được kết quả nói trên là nhở Fabrice Bellard đã phát triển một phần mềm xử lý thuật toán mạnh hơn 20 lần so với những sản phẩm tương tự trước đó.

Hãy tưởng tượng độ dài của các số lẻ mà Bellard tính toán được khổng lồ đến mức nào nếu cứ mỗi giây ta đọc một chữ số thì phải hết 85.000 năm mới đọc xong dãy số nói trên.

Kỷ lục về việc nhớ các số lẻ sau dấu phẩy của số pi được sách Guinness ghi nhận thuộc về Lu Chao, 24 tuổi, người Trung Quốc, anh ta có thể đọc chính xác số pi với 67.890 con số. Lu Chao phải mất đến 24 giờ, 4 phút để đọc xong dãy số này.

***Ngày số Pi và ngày số Pi gần đúng

Hằng năm có hai ngày lễ dành cho số Pi kỳ diệu đó là

+ Ngày số Pi (Pi Day) được chọn là ngày 14 tháng 3 vì số Pi được xác định gần đúng là 3,14.

+ Ngày số Pi gần đúng (Pi approximation Day) là ngày 22 tháng 7, bởi vì nhiều người vẫn biểu diễn pi là 22/7 (hai hai phần bảy).

+ Phút Pi được chọn vào thời điểm tháng 3, ngày 14, lúc 1:59, và Giây Pi đã xảy ra vào tháng 3, ngày 14, năm 1592, lúc 6:53:58, vì số Pi được biểu diễn gần chính xác bằng 3,14159265358...

+ Ngày Pi được tổ chức lần đầu tiên ở San Francisco Exploratorium vào năm 1988, theo ý tưởng của Larry Shaw. Ngoài ra, một số nơi trên thế giới, người ta còn tổ chức các lễ hội để ghi nhớ việc tìm ra số Pi vào các ngày khác.

(Tổng hợp từ Wikipedia, Telegraph và history.mcs.st-and.ac.uk)

Tạ Xuân Quan